Giới Thiệu Về Vân Cốc FC

Trang thông tin tổng hợp của giới trẻ Vân Cốc. Nơi giao lưu của các thế hệ Vân Cốc

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bạn Trẻ Và Cuộc Sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bạn Trẻ Và Cuộc Sống. Hiển thị tất cả bài đăng

Chùm Ảnh Trại Hè 26-03-2016 Trường THPT Vân Cốc

Nào cùng chiêm ngưỡng những cổng trại đẹp của học sinh Vân Cốc nhân dịp chào mừng ngày Thành Lập Đoàn 26-03-2016. 


Ảnh được chia sẻ bởi học sinh Vân Cốc





















hjjh












Read More...

Hội Chọi Trâu Phúc Thọ

Tại lễ hội chọi trâu năm 2016 huyện Phúc Thọ, Hà Nội đang diễn ra, ngay từ vòng loại, nhiều "ông trâu" đã tung ra các đòn hiểm, đem lại chiến thắng vẻ vang cho chủ nhân.




Theo Ban tổ chức, vòng loại Lễ hội chọi trâu năm 2016 huyện Phúc Thọ - Báo Nông Thôn Ngày Nay diễn ra trong 2 ngày từ ngày 1 đến ngày 2.1.

96 "ông trâu" đã so tài để chọn ra 32 trâu xuất sắc, tranh tài tại vòng chung kết được tổ chức vào cuối tháng Giêng năm Bính Thân 2016 (âm lịch).
Cận cảnh những miếng đánh “bí truyền” của các "ông trâu" do Thanh Niên vừa ghi lại.



Hàng nghìn du khách thập phương đã đổ về kín sân vận động huyện Phúc Thọ, (Hà Nội) tham dự Lễ hội chọi trâu 2016


Trước khi vào sới đấu, chủ trâu làm thủ thuật “mài sừng” trâu cho nhọn để dễ dàng chiến thắng đối thủ


Những màn giao tranh căng thẳng của các "ông trâu"


Trâu thi đấu hăng máu khiến nhiều con bị thương, chảy máu đầm đìa


Cú đánh móc hầu rất hiểm của "ông trâu" số 72 dành cho "ông trâu" số 83



Sau trận chiến, các chủ trâu thường phải thu trâu rất nhẹ nhàng


Nhiều "ông trâu" ương ngạnh cần phải có sự can thiệp của trọng tài


Nhiều trâu thua còn chạy toán loạn do sợ hãi

Trâu số 72 của anh Hà Văn Nong (huyện Văn Chấn, Yên Bái) chiến thắng đem lại sự vẻ vang cho chủ nhân
Read More...

Xin đi dạy mất tiền, thà đi làm… công nhân!

Nhiều sinh viên ra trường phản hồi phải có vài chục “chai” mới vào được trường mầm non để đi dạy. Vậy thà các em xin đi làm công nhân, không mất tiền mà thu nhập còn cao hơn.

Nhiều vấn đề về thực trạng ngành học mầm non ở góc độ quản lý, đào tạo, sự thiếu hụt chất lượng lẫn số lượng đội ngũ giáo viên (GV), khó khăn trong công việc… được đề cập tại Hội thảo “Phát triển đội ngũ GV đáp ứng nhu cầu giáo dục mầm non ở TPHCM” do ĐH Sư phạm TPHCM tổ chức sáng 19/6.
Các đại biểu chỉ ra thực trạng thiếu GV mầm non diễn ra ở nhiều tỉnh thành. Đặc biệt là ở TPHCM, tình trạng này được xem là một thách thức khi việc đào tạo liên tục nhưng vẫn chưa giải quyết được bài toán này. Bên cạnh số lượng, chất lượng đội ngũ GV mầm non, nhất là ở các trường đào tạo trung cấp cũng là điều đáng ngại khi đầu vào thấp, chất lượng đào tạo nhiều bất cập.

ThS Hồ Ngọc Kiều: "Nhiều sinh viên ra trường phản hồi phải có vài chục "chai" mới xin đi dạy được".
Theo ThS Nguyễn Thị Tâm Minh, năng lực giảng viên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đào tạo sinh viên ngành học mầm non. Nhiều giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm nhưng việc giảng dạy chuyên môn với giảng dạy trẻ hay quản lý trường mầm non lại là hai phạm trù khác nhau.
“Chưa kể, vì lợi ích kinh tế, một số trường ghép lớp quá đông, diện tích phòng học không đáp ứng được dẫn đến chen chúc, mất tập trung dẫn đến hạn chế tiếp thu ở người học”, ThS Minh bộc bạch.
Không chỉ áp lực khi đi làm, đi học, ThS Hồ Ngọc Kiều, Phòng Thanh tra (CĐ Sư phạm Long An) đề cập đến khó khăn của sinh viên ra trường khi tham gia tuyển dụng. Bất cập trong tuyển dụng hạn chế nhiều đối việc phát triển số lượng, chất lượng đội ngũ.
“Ở nơi khác tôi không biết nhưng chỗ tôi, nhiều sinh viên ra trường nói rằng phải có vài chục “chai” (triệu -PV) mới vào được trường mầm non, mới trở thành GV. Như vậy thà các em xin đi làm công nhân, không mất tiền mà thu nhập còn cao hơn
Có những bạn ra trường rất tự tin khi tham gia tuyển dụng vì có khả năng, có tay nghề. Nhưng cuối cùng lại rớt, những ứng viên khác kém hơn lại được chọn. Khi các bạn đến hỏi thì nơi tuyển dụng cũng không trả lời được”, bà Kiều kể.
ThS Hồ Ngọc Kiều: Nhiều sinh viên ra trường phản hồi phải có vài chục chai mới xin đi dạy được
Sinh viên ngành mầm non gặp nhiều rào cản từ lúc học, ra trường xin việc cho đến khi đi làm (Ảnh minh họa)
Theo ThS Hồ Ngọc Kiều, việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng GV cần tính đến nhu cầu, sự phù hợp và chất lượng. Quá trình tuyển chọn, xét duyệt phải tuân thủ các quy định thi tuyển, xét tuyển viên chức.
TS Nguyễn Thị Minh Anh, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm TW băn khoăn nhiều đến việc thiếu hụt quản lý đội ngũ quản lý có chuyên môn trong ngành học mầm non. Nhiều quản lý ngành không xuất thân từ chuyên ngành, thậm chí trưởng khoa mầm non ở nhiều trường điều chuyển thầy cô từ các khoa khác về phụ trách. Điều này cùng với việc thiếu tầm nhìn về dự báo đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng số lượng đội ngũ GV mầm non.
Kỷ yếu Hội thảo “Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu giáo dục mầm non ở TPHCM” thuộc đề tài Khoa học cấp Bộ gồm 15 bài báo cáo, nghiên cứu. Đề tài được thực hiện từ năm 2013, gồm hai nội dung chính là các vấn đề lý luận về nhu cầu giáo dục mầm non, thực trạng và đề xuất giải phát phát triển nhân lực cho giáo dục mầm non.
Read More...

Chỉ có 10/45 học sinh THPT phân biệt được săm và lốp

Chỉ có 10/45 học sinh THPT phân biệt được săm và lốp
Có 45/45 em đi học bằng xe đạp. Trong đó: Có 3 em phân biệt được líp và đĩa, có 10 em phân biệt được săm và lốp. Và không có em nào biết sửa xe.

Đó là thực tế đáng buồn mà thầy Trần Đình Trợ, giáo viên dạy Toán trường THPT Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã chia sẻ với PV Infonet liên quan đến một khảo sát về kỹ năng sống mà thầy vừa tiến hành.

Thầy giáo Trần Đình Trợ

Xin được dẫn lại nội dung cuộc điều tra của thầy:

“Mình thử làm một điều tra "xã hội học" nhỏ về học sinh một lớp chọn 12 của trường mình:

1. Có 45/45 em đi học bằng xe đạp. Trong đó: Có 3 em phân biệt được líp và đĩa, có 10 em phân biệt được săm và lốp. Và không có em nào biết sửa xe.

2. Có 41/45 em, thường đi qua sông suối. Trong đó, chỉ có 4 em biết bơi, kiểu bơi "chó ngoi nác lụt" (Chó ngoi nước lụt - PV). Số còn lại, chỉ biết lặn, kiểu lặn "xuống nước, ba ngày sau mới nổi".

3. Có 45/45 em thường xuyên ăn cơm. Trong đó chỉ có 15 em biết nấu cơm, nhưng trong 15 em biết nấu thì chỉ có 5 em thường xuyên nấu cơm cho gia đình. Có 17/45 em thỉnh thoảng có rửa bát.

4. Có 45/45 em nhớ sinh nhật của 3 người bạn thân trở lên. Trong đó, chỉ có 4 em là nhớ ngày sinh của bố mẹ mình.

5. Có 45/45 em đọc sách, (nhưng là đọc các sách giáo khoa). Trong đó có 5 em có đọc sách truyện, nhưng lại bị bố mẹ cấm đoán, phải đọc lén. Có 2 em đã đăng kí mượn sách thường xuyên tại tủ sách miễn phí của thầy Trợ, nhưng sau khi bị bố mẹ phát hiện, lại xin thôi.

6. Có 45/45 em thường xuyên đi học thêm. Có 45/45 em có khả năng vào ĐH và 45/45 em mong muốn trở thành cán bộ nhà nước.

Chắc các em sẽ toại nguyện.”

Sau khi nội dung của khảo sát thú vị này được đăng tải trên trang cá nhân Facebook của thầy Trợ, thì chỉ sau vài giờ đồng hồ đã có rất nhiều người ủng hộ và chia sẻ về những con số đáng buồn đó.

Trao đổi với PV Infonet, thầy Trợ cho biết, điều tra trên cho một kết quả không bất ngờ với bản thân thầy nhưng lại rất trớ trêu. “Quả thật là trớ trêu khi sau khi học xong phổ thông và ĐH, các em sẽ phải lăn lộn kiếm sống bằng chính những kỹ năng mà mình đã khinh thường và bỏ qua khi đang ngồi trên ghế nhà trường”, thầy Trợ chia sẻ.

Bàn về câu chuyện kĩ năng sống, thầy Trợ cho biết, học sinh thời trước, thường xuyên tham gia lao động kiếm sống với gia đình. Học sinh ít phải học thêm, cùng đó các trò chơi điện tử, vô tuyến, internet chưa có, nên ngoài lao động giúp bố mẹ thì các em còn thời gian cho các trò chơi bổ ích, lành mạnh khác.

Nhưng ngày nay, điều kiện kinh tế tốt hơn, phụ huynh có một ước mơ là các con học để thoát li lao động sản xuất. Vì vậy, gần như họ không cho con mình động tay động chân tới bất cứ việc gì.

Và khi mà các địa điểm như sân bóng, ao hồ, bãi cỏ để các em vui chơi dần bị thu hẹp, thì các nhà hàng, quán nét, hay thậm chí là nhà nghỉ lại trở thành nơi lui tới của nhiều học sinh.




Trong khi đó, các thầy cô và nhà trường chạy theo bệnh thành tích và vì vụ lợi muốn có tiền dạy thêm nên tìm mọi cách nhồi kiến thức cho học sinh. Điều này đã “cướp” mất gần như toàn bộ thời gian vui chơi, thời gian sống với xã hội, sống với gia đình của các em.

Nền giáo dục lại chạy theo nhu cầu giả tạo của dân (học để thoát li lao động) bằng cách mở thêm các trường CĐ và ĐH đào tạo nhiều cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,… mà không có công việc cho họ sau khi ra trường, sẽ dẫn đến cảnh thất nghiệp tràn lan.

Theo thầy Trợ, chính nạn thất nghiệp này đã làm lộ rõ một điểm yếu căn bản của học sinh: “Đó là kĩ năng sống quá kém. Trước đây, tốt nghiệp ĐH xong là có việc làm, thì sự yếu kém về kĩ năng sống còn ít bộc lộ. Ngày nay, tốt nghiệp ĐH xong, khi bị ném vào cuộc sống mới thấy sự "lơ ngơ như bò đội nón” của rất nhiều các cậu ấm cô chiêu”.

Thầy Trợ chia sẻ: “Tôi muốn nhắn gửi tới học sinh, phụ huynh (cấm con đọc sách truyện, cấm làm việc tay chân… để học) nhưng đặc biệt là gửi đến các nhà hoạch định chính sách giáo dục một thông điệp: Nền giáo dục của ta đang lạc lối rất xa rồi”.
Read More...

Khi người ta bán tuổi trẻ với giá quá rẻ

Khi người ta bán tuổi trẻ với giá quá rẻ
Vào một lúc nào đó...  ta phải chi xài tuổi trẻ của mình một cách hợp lý, dù đang bị trăm thứ cơm áo gạo tiền ghì lấy...

Tháng 4.2014, tôi đi Tây Ninh. Buổi chiều hôm ấy ngồi trong quán cà phê, nói chuyện với một em trai 17 tuổi. Nhà em ở huyện Bến Cầu. Nghỉ học giữa chừng, em đi làm giữ xe ở quán cà phê, một tháng kiếm 2 triệu, chủ quán bao cơm.

Em ngồi như vậy từ 7 giờ sáng đến 11 giờ tối, cùng với một người nữa, có thay phiên để nghỉ ngơi chút đỉnh trong giờ vắng khách. Mỗi ngày em kiếm được chừng 70.000 đồng. Em không phải người trẻ đầu tiên tôi gặp phải bán thời gian trẻ nhất của mình để kiếm đủ số tiền lo hai bữa ăn và giúp đỡ một người thân nào đó trong cuộc sống thường nhật.

 
Ở Sài Gòn cũng không khác. Hàng chục ngàn em trai, em gái, 13 -15 tuổi, trẻ trung, xinh đẹp, lơ ngơ vào thành phố, làm một công việc gì đó như giữ xe, ngồi ghi vé xe, ngồi xếp trái cây, đứng xếp sữa lên kệ, ngồi đánh dấu người ra vào cơ quan... Những công việc ấy có ưu điểm: đem lại miếng ăn - vốn cực kỳ ngặt nghèo và khó khăn với những đứa trẻ ở nông thôn, sinh ra trong gia đình nghèo khó và không có việc làm. Em nói với tôi: “Em may mắn có việc, chứ bạn em ngồi quán cà phê cả ngày, không việc làm, lại nợ tiền... cà phê”.

Chuyện nói ra như đùa. Thật là một tin mừng vì cuối cùng những người trẻ ở nông thôn cũng tìm được việc gì đó làm, kiếm được chút tiền cho bữa ăn hàng ngày, và họ không phạm tội ác gì ghê gớm vì... quá rảnh. Nghĩ như vậy cho lạc quan, bởi còn biết bao người trẻ ngoài kia la cà ngoài quán game, thất nghiệp thành trộm cướp, ăn bám gia đình.

Nhưng tương lai của họ là gì, nếu năm tháng đáng giá nhất này, họ chỉ ngồi để kiếm tiền. Họ ngồi hết 8 tiếng, 12 tiếng rồi trở về nhà, ngã lăn trên những tấm chiếu tạm bợ của phòng trọ, ngủ say ngất đi, để rồi sáng mai lại tỉnh dậy, ngồi tiếp những ngày tháng khác hòng có tiền lương mỗi tháng. Họ không tiến triển chút nào trong nghề nghiệp, hoặc có thêm rất ít chuyên môn, vì chuyên môn chính chỉ là ngồi, nhìn, đứng, đi lại, hỏi han, dắt xe.

Vào một lúc nào đó...  ta phải chi xài tuổi trẻ của mình một cách hợp lí, dù đang bị trăm thứ cơm áo gạo tiền ghì lấy
Đó là các nghề lương thiện. Nhưng đó là các nghề bán đổi tuổi trẻ và thời gian để lấy tiền mưu sinh, nơi các ông bà chủ nhìn vào bạn, thấy bạn 18 -20 tuổi, trẻ khỏe, xinh đẹp, có thể dắt xe không mỏi tay, đứng lâu không mỏi chân, hay xinh đẹp cho khách đến nhìn cho đẹp mắt (giống một cái bình hoa). Người ta trả tiền để mua tuổi trẻ và tháng ngày của bạn, với giá 100.000 đồng 24 giờ. Giá siêu rẻ!

Tôi quen một thầy giáo, ông rất giỏi tiếng Anh. Khi ông theo một chương trình nghiên cứu đi Mỹ, chúng tôi ngồi nói chuyện. Ông kể rằng năm ông 14 tuổi, vì gia đình gặp nạn, cha ông đi tù, mẹ ông từ người làm công chức phải ra hàng chạy chợ kiếm tiền nuôi 4 đứa con. Ông “đã lớn” nên phải theo mẹ ra chợ giữ xe, nghỉ học sớm. Hàng ngày ông xé một trang trong quyển từ điển tiếng Anh loại rẻ tiền mà ông mua ở một hàng sách cũ, dắt theo trong người, rồi ra bãi giữ xe.

Hết ngày hôm đó, dù có phải dắt xe hay không dắt xe, đông khách hay không đông khách, ông cũng quyết phải học thuộc các từ trong ấy, dùng bút chép lung tung vào quyển vở mang theo. Quyển từ điển vơi dần, ông cũng thuộc thêm nhiều từ, nhiều câu, cộng với mấy quyển sách học viết, ông tự học tiếng Anh và vẫn đi giữ xe, kiếm tiền phụ mẹ nuôi em. Khi tiễn ông ra sân bay, tôi không thể tin người đàn ông chững chạc và thành đạt trước mắt mình lại từng 14 tuổi, đi giữ xe, chạy chợ và học thành thạo một ngôn ngữ.

Khi nhìn thấy những ánh mắt trẻ làm các nghề ngồi, nghề giết thời gian đổi tiền, tôi nghĩ tới ông, nghĩ tới cả những người Nhật tôi từng gặp, đi một chuyến tàu 20 phút về nhà cũng giở sách ra đọc, coi như đọc được vài trang. Mỗi ngày người công chức Nhật đi làm đọc 3 trang sách, 30 ngày là được 30 trang từ điển và 90 trang sách. Cái thời gian ngắn ngủi, ngán ngẩm và tiêu tốn mà các bạn đang phải đem ra để đánh đổi lấy tiền ăn, tiền sống, thực ra cũng có thể tận dụng theo một cách khác.

Bạn có thể đọc hết một quyển sách trong 3 tháng, có thể chậm hơn một em sinh viên ngồi cả ngày trong thư viện. Bạn có thể học hết một quyển chuyên đề trong 4 tháng, càng chậm hơn so với một người có chuyên ngành và được cha mẹ trả tiền cho đi học. Nhưng dù chậm trễ đến vậy, bạn cũng đang tiêu xài những khoảnh khắc ngắn một cách có ích, thay vì ngán ngẩm ngồi nhìn khách vào tòa nhà, ngán ngẩm ngồi canh kệ thuốc lá, ngán ngẩm ngồi chờ khách ra xe, ngán ngẩm mở những clip hài trên mạng cho nhau xem, cười hề hề, xem truyện sex (nên đọc khi về nhà ngủ), check Facebook, tán dóc điện thoại, tốn tiền xem hàng online giá rẻ mà không có lúc nào đi mua được.


Lâu rồi, trên đài phát thanh tôi từng nghe, có kể chuyện một anh chế máy nông cụ. Người ta hỏi anh vì sao làm công chức giấy tờ lại biết chế máy cho nông dân, mà chế có vẻ thực tế vậy. Anh kể, hàng ngày tôi đi làm, đều phải ngồi xe công ty một tiếng để tới thành phố vào làm. Một tiếng đó tôi ngồi đọc sách, vẽ mẫu, xong đâu đấy thì chế thử, cuối cùng cũng ra.

Vậy là khi vài chục người khác cùng công ty trên chuyến xe của anh đang ngủ, đang tán dóc, đang nghe nhạc, đang nói xấu đồng nghiệp, thì anh ta đọc sách. Với một năm đi làm, anh ta vừa có lương, vừa “thặng dư” được 200 - 300 giờ đọc sách, tức là tương đương 8 - 12 ngày đọc sách 24 giờ liên tiếp. Mớ kiến thức tưởng chừng đùa giỡn của anh công chức, trang từ điển tưởng chừng xé ra chơi của ông thầy, gom lại đã thành một tương lai rất khác của người ta – khi ta trẻ và thừa thãi thời gian để tiêu phí.

Bây giờ còn dễ hơn xưa cả trăm lần. Ông thầy tôi phải tốn công xé giấy, anh công chức phải vác sách theo. Chớ bây giờ, ai cũng có cái điện thoại để nghe nhạc, chơi Facebook, xem phim, xem clip hài. Mấy cái điện thoại đó có thể xem được vô số loại sách vở trên đời, cứ mở ra nhìn vô là thấy thứ để đọc.

Hãy tưởng tượng mà xem, khi bạn 18 -20 tuổi, người ta sẵn sàng thuê bạn để ngồi, để làm bảo vệ, làm tiếp viên, làm nhân viên đón khách... vì bạn trẻ, đẹp, có nụ cười tươi, có sức khỏe, có vóc dáng. Đến khi bạn 40 tuổi, nhan sắc tàn, sức khỏe xấu, vóc dáng béo phệ, và bạn vẫn chẳng biết làm gì hơn là bán thời gian của mình để... ngồi, liệu có còn ai thuê bạn không?

Vào một lúc nào đó...  ta phải chi xài tuổi trẻ của mình một cách hợp lí, dù đang bị trăm thứ cơm áo gạo tiền ghì lấy.

Mình phải biết một thứ gì đó thật tốt, phải có một “chuyên môn” gì đó, dù nhỏ tí xíu và đơn giản, phải có tri thức cho chính mình, dù ít hay nhiều. Trong một bài nói chuyện tôi từng nghe, bà diễn giả bảo bà cực kỳ ngạc nhiên về sự thay đổi của công nhân Trung Quốc, ở khu công nghiệp bà khảo sát, có những lớp dạy tiếng Anh cả 2-3 giờ sáng, dạy theo bất cứ ca nào có công nhân cần học. Và giờ thì giá tiền lương công nhân Trung Quốc hết rẻ nhất rồi vì họ chăm quá mà.


Thôi mình đừng ngồi ngơ ngác nhấn chìm thời gian nữa.... chỉ để đổi lấy vài triệu ít ỏi cho cơm áo hàng ngày.
Read More...